12 văn bản Luật mới được ban hành

922

Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội đã thông qua 12 Luật gồm:

– Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018;

– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018;

– Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018;

– Luật Cảnh vệ năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018;

– Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018;

– Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018;

– Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018;

– Luật Quản lý ngoại thương  năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018;

– Luật Đường sắt 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018;

– Luật Chuyển giao công nghệ 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018;

– Luật Du lịch 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018;

– Luật Thủy lợi năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018;

Đáng chú ý, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2018) có điểm mới:

Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về việc phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo hướng quy định Nhà nước chủ động phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại; bổ sung đối tượng được phục hồi danh dự. Luật cũng bổ sung quy định cụ thể hình thức tiến hành phục hồi danh dự; thủ tục, thời gian thực hiện tổ chức trực tiếp xin lỗi, cải chính công khai và đăng báo xin lỗi, cải chính công khai. Ngoài ra, theo Luật, người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây thiệt hại nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức hoàn trả từ 30 đến 50 tháng lương của người đó, còn người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây thiệt hại thì mức hoàn trả từ 03 đến 05 tháng lương của người đó.
                                                                                   (Ban biên tập)