Đề án “Xây dựng quận Tân Bình trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2020 – 2025”

731

Căn cứ Công văn số 2426/STTTT-CNTT ngày 10 tháng 11 năm 2020 của Sở Thông tỉn và Truyền thông về tổ chức phê duyệt Đề án triển khai đô thị thông minh tại các quận, huyện; Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XII Đảng bộ Quận Tân Bình,

Ngày 30 tháng 12 năm 2020, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Quyết định số 1536/QĐ-UBND về phê duyệt Đề án “Xây dựng quận Tân Bình trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2020 – 2025”.

            Đề án là tài liệu định hướng tổng quan cho việc xây dựng, triển khai, phát triển quận Tân Bình trở thành đô thị thông minh, giai đoạn 2020 – 2025. Theo đó, Đề án khát quát một số nội dung cơ bản như sau:

 1. Mục đích của Đề án:

Xác định mục tiêu tổng quát, nguyên tắc định hướng, và các tiêu chí xây dựng đô thị thông minh.

Xác định các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân nhân quận Tân Bình, để xây dựng giải pháp, đề án tổ chức triển khai thực hiện, trong đó xác định 04 đối tượng phục vụ chính :

+ Đối với Người dân: Đô thị thông minh giúp cung cấp các tiện ích hỗ trợ người dân ra quyết định một các tối ưu hơn, tăng cường sự tương tác giữa chính quyền và người dân, tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện, hiệu quả.

+ Đối với doanh nghiệp: Đô thị thông minh sẽ kiến tạo môi trường hoạt động minh bạch, đơn giản, thuận tiện để doanh nghiệp hoạt động, cung cấp nhiều thông tin để doanh nghiệp có những quyết định kinh doanh chính xác. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn dữ liệu mở để phát huy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp nhằm xây dựng ngày càng nhiều các dịch vụ tiện ích, cùng với chính quyền củng cố, phát huy và xây dựng quận ngày càng phát triển bền vững.

+ Đối với cơ quan quản lý: Đô thị thông minh sẽ đáp ứng nhu cầu dự báo phát triển chính xác hơn, thông qua xây dựng Chính quyền điện tử, đặt nền móng về kết nối chia sẻ thông tin, dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả điều hành trên các mặt và lĩnh vực hoạt động.

+ Đối với các tổ chức xã hội: Đô thị thông minh tạo ra kênh kết nối phản hồi thông tin, qua đó, các tổ chức này có thể tham gia một cách hiệu quả hơn vào quá trình cung cấp thông tin, dịch vụ cho đô thị thông minh.

2. Nguyên tắc chung trong xây dựng đô thị thông minh:

– Lấy người dân làm trung tâm: việc xây dựng đô thị thông minh phải được xuất phát từ nhu cầu của người dân và doanh nghiệp, mọi người dân được hưởng lợi từ việc xây dựng đô thị thông minh.

– Tầm nhìn chính xác, xuyên suốt và được sự đồng thuận cao: Tầm nhìn phải đạt độ chính xác cao, bao hàm được khả năng dự báo phát triển của đô thị thông minh. Tầm nhìn cho từng lĩnh vực của quận phải gắn kết với tầm nhìn chung của thành phố, được sự đòng thuận cao của người dân.

– Công nghệ là công cụ hỗ trợ phát triển: tận dụng tối đa các cơ hội để phát triển không gian mạng, số hóa, kết nối và tích hợp các hệ thống, quy trình, dịch vụ phục vụ công tác dự báo và điều hành một cách tổng thể.

– Huy động mọi nguồn lực: Tăng cường huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng đô thị thông minh; đảm bảo tính cân đối hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan như chính quyền, người dân và doanh nghiệp…

3. Định hướng trong việc xây dựng quận Tân Bình trở thành đô thị thông minh:

– Triển khai chính quyền điện tử.

– Triển khai Trung tâm điều hành đô thị thông minh.

– Triển khai Kho dữ liệu dùng chung.

– Đảm bảo an ninh thông tin.

4. Mục tiêu Đề án:

– Xây dựng nền móng cho cơ sở hạ tầng đô thị thông minh quận Tân Bình với “Trung tâm điều hành đô thị thông minh quận Tân Bình”, xây dựng “Trung tâm giám sát hình ảnh camera” (100% các tuyến đường chính được giám sát về giao thông và an ninh trật tự), nền tảng tích hợp đảm bảo kết nối đựợc với các thành phần của đô thị thồng minh của thành phố; tạo ra công cụ để cung cấp thông tin trực quan về các vấn đề liên quan để hỗ trợ cho lãnh đạo ra quyết định; có thể nắm bắt thông tin hiện trường, trực tiếp chỉ đạo các đơn vị; Hình thành cơ sở dữ liệu tích hợp tiến đến cơ sở dữ liệu mở.

– Triển khai ứng dụng hệ thống quản lý nội dung thông tin trên mạng Internet và hệ thống GIS quản lý hạ tầng đô thị đã được Sở Thông tin và Truyền thông tập huấn và cung cấp tài khoản cho các đơn vị sử dụng.

– Xây dựng các ứng dụng thông minh (tài nguyên môi trường, quản lý đô thị, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh trật tự, du lịch…) trên địa bàn quận để hướng đến phục vụ người dân tốt hơn, đảm bảo đưa ứng dụng đến 100% người dân trên địa bàn quận.

– Triển khai chính quyền điện tử tuân thủ theo Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố nhằm thực hiện quá trình chuyển đổi số, hướng tới mục tiêu xây dựng Chính quyền số của thành phố.

– Số hóa 100% hồ sơ lưu trữ thuộc tất cả các Lĩnh vực chuyên ngành trong phạm vi quản lý của quận, 100% dữ liệu từ các ứng dụng và dữ liệu số hóa được lưu trữ an toàn và bảo mật.

Xem toàn bộ nội dung Đề án tại đây/.