An toàn vệ sinh thực phẩm và phòng chống dịch bệnh

1044
  1. An toàn vệ sinh thực phẩm

– Hưởng ứng tháng an toàn vệ sinh thực phẩm 15/4/2017 – 15/5/2017 với chủ đề “sản xuất kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”; các cơ sở kinh doanh ăn uống, chế biến thực phẩm cần thực hiện các quy trình của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, các quán hàng rong cố định cần thực hiện tốt nội dung cam kết, cập nhật kiến thức về an toàn thực phẩm.

Đảm bảo sức khỏe cho gia đình, cần chú ý khi mua thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực hiện ăn chín uống sôi (rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh).

  1. Truyền thông phòng, chống dịch bệnh:

2.1 Bệnh do vi-rút Zika

– Từ cuối năm 2015 đến nay, trên thế giới đã có 61 quốc gia ghi nhận các trường hợp nhiễm vi-rút Zika. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố tình trạng dịch bệnh do vi-rút Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do mối liên quan tiềm ẩn giữa nhiễm vi-rút Zika và các trường hợp mắc chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. Hiện nay,WHO chưa khuyến cáo áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế việc đi lại và thương mại với các quốc gia đang có dịch.

Do đó, biện pháp hiệu quả nhất cần thực hiện là truyền thông, vận động người dân tham gia hoạt động của chiến dịch “Người dân tự diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng, chống bệnh do vi-rút Zika và sốt xuất huyết”, hướng dẫn người dân tự xử lý các dụng cụ chứa nước và loại bỏ hoàn toàn các vật phế thải đọng nước.

Ngoài đường lây truyền là muỗi vằn, bệnh còn có thể lây truyền qua đường tình dục, truyền từ mẹ sang con, truyền qua đường máu. Đồng thời, WHO đã đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán ca nghi ngờ nhiễm vi-rút Zika bao gồm dấu hiệu ban đầu là phát bansốt 37,5oC đến 38oC và có thể có ít nhất một trong các dấu hiệu: viêm kết mạc, đau cơ, đau khớp, đau đầu. khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.

  1. Vi chất dinh dưỡng

– Cần thiết cho tăng trưởng, phát triển trí tuệ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cần:

  1. Đa dạng bữa ăn, phối hợp nhiều loại thực phẩm. Sử dụng các loại thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.
  2. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
  3. Bữa ăn của trẻ cần các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng. Thêm mỡ hoặc dầu để tăng hấp thu Vitamin A, Vitamin D.
  4. Trẻ em trong độ tuổi uống Vitamin A liều cao 2 lần/ năm. Bà mẹ sau sinh trong vòng một tháng được uống một liều Vitamin A.
  5. Trẻ từ 24 đến 60 tháng tuổi cần được uống thuốc tẩy giun 2 lần/ năm. Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường phòng chống nhiễm giun.
  6. Phụ nữ trước và trong khi mang thai cần uống viên Sắt/axit folic hoặc viên đa vi chất theo hướng dẫn.
  7. Sử dụng muối Iốtvà các sản phẩm có bổ sung Iốt trong bữa ăn hàng ngày.