– Thời gian qua, tại một số địa phương xuất hiện hiện tượng mua, bán, sử dụng “Búp bê Kuman Thong” có liên quan đến yếu tố tâm linh, gây hoang mang dư luận xã hội.
– Hiện tượng “Búp bê Kuman Thong” là một hình thức mê tín dị đoan, không phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam; làm tổn hại về kinh tế, nảy sinh tâm lý hoang mang, ỷ lại, trông chờ vào vận may, bùa phép ở những người tin theo và xâm hại đời sống tinh thần của Nhân dân. Nếu việc sản xuất, mua bán, sử dụng hiện tượng này không được ngăn chặn kịp thời, để trở nên phổ biến sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin, đời sống sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân và dẫn đến những nguy cơ xấu đối với xã hội như: gia tăng các hoạt động mua, bán thi thê thai nhi, các hình thức lừa đảo để trục lợi phi pháp, ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội… và vi phạm những quy định của pháp luật Việt Nam cụ thế như:
-
Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có: Lấy trộm mô, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác; Mua, bán mô, bộ phận cơthế người; mua, bán xác; Lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ phận cơ thế người vì mục đích thương mại” (Điều 11).
-
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, trong đó quy định xử phạt về hành vi yểm bùa, phù chú để trục lợi; hành vi phục hồi phong tục, tập quán gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân cách con người và truyền thống văn hóa Việt Nam.
-
Luật Đầu tư năm 2014 quy định về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, gồm: mua, bán người, mô, bộ phận cơ thế người, trẻ em bào thai.
-
Bộ Luật Hình sự năm 2015 có Điều 154 quy định về “tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người”; Điều 320 quy định về “Tội hành nghề mê tín, dị đoan”.
-
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có Điều 5 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có: “Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự của người khác”; “Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đế trục lợi”…
– Hiện tượng “Búp bê Kuman Thong” hiện nay ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, tâm lý của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Do đó, các ngành, các giới, toàn thể hội viên, đoàn viên các đoàn thế và nhân dân trên địa bàn cần nhận diện được bản chất của hiện tượng “Búp bê Kuman Thong” là một hình thức mê tín dị đoan, không phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Mọi người nên có lý trí và trí tuệ đế nhìn nhận rõ việc này, chớ bị mê hoặc bởi niềm tin không sáng suốt rồi mất tiền của và thời gian.
– Khi phát hiện các trường hợp có liên quan đến việc mua, bán, sử dụng “Búp bê Kuman Thong”, đề nghị người dân kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, ủy ban nhân dân phường hoặc công an phường để kiên quyết xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật trong việc tuyên truyền, hành nghề mê tín dị đoan, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.
Trích CV số 169/VHTT ngày 9/5/2019 của Phòng VHTT quận.